Phần bánh và lá gói
Lá gai sau khi chọn lấy lá non cũng phải tước bỏ cọng và phần sống lá, chỉ lấy phần lá mềm. Rửa sạch, luộc chín xong cho vào cối giã đến nhuyễn mới thôi. Và sẽ lấy phần bột nhão màu xanh đậm. Nếp phải chọn loại dẻo, mới và có mùi thơm, không lẫn gạo tẻ, đem ngâm vài tiếng đồng hồ. Sau đó đem xay nhuyễn, ép bỏ phần nước sẽ được khối bột dẻo. Tất cả bột nếp, bột lá gai và đường trộn đều nhào nhiều lần cho quyện vào nhau và đem đi quết. Phần nhân bánh thì có thể làm bằng đậu xanh, dừa hoặc cả dừa với đậu xanh trộn chung. (Nhằm đáp ứng thị hiếu của đồng đảo người tiêu dùng). Dừa chọn quả vừa ăn, không quá già cũng chẳng quá non bào lấy sợi. Sên với đường cùng 1 ít gừng cho thơm. Đậu xanh chọn loại nếp ngon đem hấp chín, giã nhuyễn và cũng sên với đường cùng chút gừng.
Lá chuối rửa sạch hơ qua lửa cho mềm để khi gói bánh, lá chuối không bị dập hay gãy. Lá chuối cuốn hình phễu, thoa lên một ít dầu để bột bánh không dính vào lá khi hấp. Cho nhân vo tròn vào bột bánh đã chế biến và xoay. Nặn sao cho bánh đều, ôm trọn nhân bên trong rồi gói bằng lá chuối cắt sẵn, hình tựa quả núi. Công đoạn tiếp theo là hấp bánh. Chỉ khoảng 20 phút là những chiếc bánh ra lò với vị thơm, dẻo rất đặc trưng của Bánh ít lá gai Bình Định.
Phần nấu bánh
Với những mẻ được làm thủ công thì khâu quết là khâu khá quan trọng. Nó chính là điểm khác biệt bởi thời công nghệ hiện đại. Cũng có những nơi sử dụng máy để quết vì thế đã tạo nên sự khác biệt. Chỉ những người sành ăn mới cảm nhận được điều đó. Bánh được làm thủ công và được quết bởi những người thợ nhiều kinh nghiệm và đủ sức khỏe. Cho công đoạn này bao giờ cũng dẻo, mịn và ngon hơn những chiếc bánh khác.